Dịch vụ ép cọc bê tôngCách tính lực ép cọc bê tông

Trong xây dựng dù là ở công đoạn nào thì cũng nên được tính toán một cách kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Và ở giai đoạn ép cọc thì việc áp dụng cách tính lực ép đầu cọc cũng trở nên rất quan trọng. Hãy cùng xem cách tính lực ép cọc bên tông
  • Trong xây dựng dù là ở công đoạn nào thì cũng nên được tính toán một cách kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Và ở giai đoạn ép cọc thì việc áp dụng cách tính lực ép đầu cọc cũng trở nên rất quan trọng. Hãy cùng xem cách tính lực ép cọc bên tông nhanh nhất trong bài viết sau nhé…

    Tại sao phải tìm cách tính lực ép đầu cọc bê tông

    Như đã nói ở trên mỗi giai đoạn thi công xây dựng thì việc tính toán là rất cân thiết. Và việc ép cọc bê tông không chỉ đơn giản là đưa cọc đến vị trí cần ép rồi tiến hành ép là xong. Mà việc tính toán lực ép cọc bê tông là rất quan trọng. Lực ép cọc bê tông là lực tính toán cần thiết để cọc đi sâu vào đất đạt độ sâu như thiết kế.

    Việc áp dụng những cách tính lực ép đầu cọc sẽ góp phần rất lớn cho việc có ép cọc thành công hay không? Nó sẽ cho người thi công biết được sức chịu tải của cọc để khi thi công dùng lực ép tối đa là bao nhiêu để ép cọc. Nếu dùng lực ép trong khoảng cho phép sẽ giúp việc thi công ép cọc dễ dàng hơn. Khi đã tính toán được lực ép thì việc ép cọc sẽ tránh được những lỗi như nghiêng, vỡ cọc hay cọc không đạt được độ sâu như thiết kế hay không đạt lực tải theo tiêu chuẩn.

    Những cách tính lực ép cọc bê tông nhanh nhất

    Giá trị của lực ép cọc bê tông sẽ nằm trong khoảng Pmin và Pmax. P min là lực ép nhỏ nhất để đảm bảo cọc đủ lực để thắng được lực ma sát xung quanh thân cọc và lực cản đầu cọc do đất gây ra để đưa cọc vào trong lòng đất.  Còn P max là lực ép lớn nhất tác dụng lên đầu cọc và không vượt quá sức chịu tải của cọc ép. Để tính toán được khoảng giới hạn này thì cần qua những thí nghiệm ép thăm dò.

     

    Và có hai cách tính lực ép đầu cọc nhanh nhất đó là :

    Cách đầu tiên là kiểm tra đồng hồ áp lực.  Khi kiểm tra những chỉ số trên đồng hồ thì người thi công sẽ suy ra được lực ép cọc. Đây là phương pháp có độ tin cậy cao. Áp dụng phương pháp này có thể kiểm tra được áp lực ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình ép cọc.

    Bảng báo giá ép cọc bê tông ly tâm của chúng tôi là một trong những công ty được rất nhiều người biết đến với giá cực kỳ rẻ. Tại sao lại rẻ như vậy, có lẽ bạn cũng đang thắc mắc tại sao lại như vậy đúng không.

    Ngoài cách kiểm tra đồng hồ thì còn một cách tính lực ép cọc bê tông thứ hai. Đó là tính khối lượng tải trọng được chất lên dàn máy. Với cách này bạn hoàn toàn có thể tính toán bằng cách tính đối trọng của các thiết bị sử dụng để ép cọc. Những thiết bị đó là  máy ép cọc và các cục tải được chất lên máy. Lực ép đầu cọc sẽ bằng đối trọng của các thiết bị nhân với 0,8.

    Ngoài cách tính ép cọc bê tông bạn nên tìm hiểu cách ép cọc bê tông trong quá trình xây dựng, vì nó là phần tổng quan để bạn có thể hiện được cả quá trình.

    Những lưu ý khi áp dụng cách tính lực ép cọc bê tông

    Đối với cách tính lực ép đầu cọc nào thì bạn cũng cần lưu ý những điểm sau :

    Cách kiểm tra bằng đồng hồ thì bạn cần yêu cầu đơn vị ép cọc cung cấp giấy kiểm định đồng hồ. Giấy này sẽ biết được số hiệu đồng hồ có đúng như giấy kiểm định hay không? Đồng thời việc tính toán để suy ra lực ép cọc bê tông khá khó khăn. Vì thế khi thi công luôn cần phải có người thường xuyên giám sát thi công. Để tránh việc xác định tải trọng lên đầu cọc không chính xác.

    Đối với cách tính lực ép cọc bê tông thứ hai thì cần phải mất thời gian đo đạc. Cụ thể là đo kích thước rộng, dài, cao của từng cục tải. Lấy ba thông số trên nhân với nhau để tính ra tổng là bao nhiêu m3 bê tông. Sau đó nhân với 2,5 cộng với khối lượng dàn máy. Từ đó mới tính toán lực ép chính xác được. Vì thế các thông số đo cũng cần chính xác.

    Trên đây là những cách tính lực ép đầu cọc nhanh nhất. Bạn có thể áp dụng tính toán trong thời gian thi công. Việc tính toán chính xác sẽ giúp cho việc ép cọc bê tông chính xác. Từ đó thi công hiệu quả hơn và tránh những sai sót không đáng có trong thời gian thi công. Và việc đảm bảo nền móng sẽ giúp cho các công đoạn khác của công trình được đảm bảo hơn.

    Loading...

    Bài viết liên quan