Dịch vụ ép cọc bê tôngPhương pháp xử lý sự cố trong ép cọc bê tông

Trong quá trình thi công không thể tránh khỏi những sai sót. Một trong số đó là sự cố khi thi công ép cọc bê tông. Vậy điều kiện dừng ép cọc là gì, phương hướng xử lý như thế nào. Hãy đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé. Vì sao
  • Trong quá trình thi công không thể tránh khỏi những sai sót. Một trong số đó là sự cố khi thi công ép cọc bê tông. Vậy điều kiện dừng ép cọc là gì, phương hướng xử lý như thế nào. Hãy đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

    Vì sao ép cọc bê tông là hạng mục quan trọng

    Ép cọc bê tông là mầm móng đầu tiên giúp cho công trình được chắc chắn. Nền móng vững chắc thì mới đảm bảo an toàn và độ vững của công trình với thời gian. Chúng giúp cho công trình tránh được tình trạng nghiêng, nứt tường, sập lún do đất yếu. Đặc biệt rất quan trọng với những khu vực có nền đất yếu, đất ao hồ, trũng.

    Hiện nay đa số công trình đều sử dụng phương pháp ép cọc. Nếu công trình của bạn không sử dụng sẽ dẫn đến lòng đất dưới công trình bị nông, lở do thiếu độ chắc chắn. Do vậy, ép cọc là hạng mục vô cùng quan trọng trong các công trình khác nhau.

    Cọc ép bê tông là loại cọc được sử dụng lực ép cọc xuống lòng đất và nó được sử dụng rộng rãi trong khu vực nội thành và các khu vực đông dân cư bởi vì nó có nhiều ưu điểm không gây tiếng ồn như dùng búa công nghiệp. Hiện nay công nghệ ép cọc bê tông nhà phố đã phát triển rất mạnh có thể lực ép tới 200 tấn.

    Vậy điều kiện dừng ép cọc xảy ra khi nào, và bạn đã bao giờ nghe nói đến khái niệm này chưa? Đây cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm khi tiến hành ép cọc bê tông. Bởi bất cứ công việc gì khi làm đều có sai sót và những vấn đề khác nhau.

    Các sự cố xảy ra trong khi ép cọc bê tông

    Có rất nhiều người có thắc mắc khi nào thì dừng ép cọc. Trong quá trình thi công vẫn có thể xảy ra những sai sót không thể tránh khỏi Có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Dưới đây là một số nguyên nhân phải dừng ép cọc:

    • Cọc bị nghiêng, lệch khỏi vị trí so với thiết kế ban đầu. Nguyên nhân do gặp phải chướng ngại vật hoặc mũi cọc khi chế tạo có độ vát không đều. Thường xảy ra ở những địa hình cứng, có nhiều đá to.
    • Cọc đang ép xuống khoảng 0,5-1m đầu tiên thì bị cong. Ngoài ra còn xuất hiện các vết nứt gãy ở vùng chân cọc. Với trường hợp này, nguyên nhân là do gặp phải chướng ngại vật cứng nên lực ép lớn.

    • Ép cọc chưa đến độ sâu thiết kế mà áp lực đã đạt. Với trường hợp này, có 2 nguyên nhân dẫn đến: Do lớp cát hạt trung tính bị ép quá chặt hoặc do gặp vật cản.
    • Ép cọc đến độ sâu thiết kế mà áp lực đầu cọc chưa đạt đến yêu cầu theo tính toán. Thường xảy ra khi đầu cọc vẫn chưa đến lớp cát hạt trung, gặp thấu kính, đất yếu…Trường hợp này phải báo cáo với thiết kế để kiểm tra, tìm nguyên nhân và phương pháp xử lý.
    • Kỹ thuật thi công ép móng cọc ép không chính xác dẫn cũng là một trong những nguyên nhân phải dừng lại trong quá trình thi công.

    Những điều kiện dừng ép cọc trên đây đều rất phổ biến, hầu như công trình nào cũng mắc phải. Do vậy, bạn phải luôn ghi nhớ để có những biện pháp xử lý kịp thời.

    Biện pháp khắc phục các sự cố khi ép cọc

    Sau khi tìm được điều kiện dừng ép cọc. Chúng ta tùy vào từng trường hợp mà sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Với cọc bị nghiêng, lệch phải cho dừng ngay việc ép cọc lại và tìm nguyên nhân. Nếu gặp vật cản thì tìm biện phát đào, phá bỏ. Nếu do cọc vát không đều, tiến hành khoan dẫn hướng cho cọc xuống đúng hướng.

    Khi cọc bị cong, xuất hiện nứt gãy vùng chân cọc thì tiến hành thăm dò. Dị vật bé thì éo cọc lệch sang vị trí bên canh. Dị vật lớn thì kiểm tra xem số lượng cọc ép đủ khả năng chịu tải hay không. Nếu chưa đủ phải tính lại để tăng số lượng cọc hoặc phải khoan dẫn phá bỏ dị vật. Cách làm này sẽ giúp cọc xuống tới độ sâu cần thiết.

    Ép cọc chưa đến độ sâu thiết kế mà áp lực đã đạt thì phải giảm bớt tốc độ ép, tăng lực ép lên từ từ. Nếu cọc vẫn không xuống thì ngừng ép, báo cáo với bên thiết kế để kiểm tra xử lý. Nếu do lớp cát trung bị ép chặt thì dừng ép, chờ độ chặt lớp đất giảm rồi tiếp tục.

    Nếu ép đến độ sâu thiết kế mà lực đầu cọc chưa đạt yêu cầu tính toán, tiến hành kiểm tra lớp đất bên dưới. Với trường hợp này, thông thường là lớp đất yếu. Biện pháp khắc phục là nối thêm cọc sau đó ép cho đến khi đạt áp lực thiết kế.

    Trên đây là những thông tin về điều kiện dừng ép cọc khi nào và cách xử lý. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trước khi tiến hành một công trình nào đó.

    Trong ép cọc bê tông nhà phố không gian làm hẹp rất khó để thực hiện nên đôi khi gặp phải ngoài trường hợp trên, vì thế bạn hãy tìm hiểu kỹ các sự cố trước khi thực hiện một công trình thi công nào đó.

    Loading...

    Bài viết liên quan