Dịch vụ ép cọc bê tôngPhương pháp ép cọc bê tông chuyên nghiệp nhất năm 2020
Ép cọc bê tông là một trong những hạng mục thi công công trình quan trọng nhất. Đặc biệt là ở những công trình có khu vực đất yếu, dễ lún. Có 3 cách ép cọc bê tông khác nhau để phù hợp với điều kiện từng công trình. Dưới đây là thông tin chi tiết…
Phương pháp ép cọc neo
Phương pháp ép cọc neo là phương pháp ép cọc dùng neo để níu cọc âm xuống đất. Mũi neo sẽ được khoan sâu xuống lòng đất để làm đối trọng thay tải sắt hay tải bê tông. Về hình thức thì cách ép cọc bê tông này giống ép cọc tải sắt.
Thiết bị dùng để ép cọc neo là máy ép thủy lực. Không tạo ra áp suất trong hệ thống mà chỉ tạo lưu lượng, lưu lượng bị cản trở tạo ra áp suất. Cản trở tạo ra trong hệ thống thủy lực bởi cụm xy lanh, motor, cụm valve, đường ống, ma sát.
Mũi khoan neo được sử dụng có chiều dài là 1,5m, đường kính 35cm. Độ dày cánh neo có thể lên đến 15mm, các mũi neo được nối bằng chốt nối. Tải trọng ép neo tùy thuộc vào đường kính cánh neo, công suất của máy ép. Tùy vào địa chất công trình khu vực thi công mà tiến hành khoan neo nông hay sâu.
Ưu điểm của cách ép cọc bê tông này là nhanh chóng, đơn giản. Dễ thi công ở mặt bằng chật hẹp, hẻm nhỏ trong thành phố. Không ảnh hưởng đến công trình khác xung quanh, đỡ gây tiếng ồn hơn các phương pháp khác. Chi phí thấp và chủ nhà, chủ thầu dễ dàng kiểm tra chất lượng.
Nhược điểm của phương pháp cọc neo là chịu lực không bằng ép tải sắt. Chỉ thích hợp với công trình nhà dân, không thi công được công trình nhà cao tầng, trong tải lớn. Cần có hồ sơ khải sát địa chất để xác định được chiều sâu chôn cọc.
Hiện nay quy trình và biện pháp ép cọc bê tông hiện đại đều sử dụng phương pháp ép cọc neo dùng trong các thành phố với không gian nhỏ khó làm trong xây dựng.
Phương pháp ép cọc bê tông
Là phương pháp ép bằng cách sử dụng sức tải từ đối trọng để tạo lực ép cọc xuống đất. Đối trọng chính là những khối bê tông nặng. Giàn có tải trọng ép từ 60 đến 150 tấn. Nhà phố thì thông thường tải trọng thi công ép cọc từ 60-70 tấn.
Hiện nay tất cả các cách ép cọc bê tông nói chung đều sử dụng các loại đầu máy cơ giới để thi công ép cọc. Thay thế cho máy nổ 1 xy lanh công suất yếu như trước. Máy ép cọc tải sắt sử dụng động cơ máy cơ giới 6 xy lanh thẳng hàng. Sản sinh công suất 350-420 mã lực, momen xoắn 500Nm tại vòng tua 6000 vòng/phút. Giúp tạo ra lực ép tối đa khoảng 200 tấn.
Ưu điểm cho phương pháp này là sử dụng cho các công trình cao tầng, lớn. Có sức chịu lực rất tốt. Nhược điểm của phương pháp này là cần mặt bằng rộng, thoáng để thi công ép. Thời gian thi công dài ngày, chi phí cao. Gây ra tiếng ồn khá lớn làm ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh.
Phương pháp ép cọc neo bằng máy ép Robot
Trong các cách ép cọc bê tông thì đây là phương pháp hiện đại nhất hiện nay. Chúng thay thế cho các loại máy ép cọc bê tông công nghệ cũ. Giúp con người thi công những công trình khó với tiến độ và thời gian nhanh hơn.
Ép cọc bê tông bằng giàn máy Robot tự hành.
- Bước 1: Chuẩn bị máy móc. Là khâu quan trọng nhất để công trình được trơn chu. Cần kiểm tra di chuyển của má, bộ ép máy. Kiểm tra kĩ cọc để đảm bảo trong quá trình ép cọc không bị vỡ, sứt sẹo.
- Bước 2: Tập kết cọc và chuẩn bị đưa vào máy ép. Phải vận chuyển cọc và tập kết sao cho cọc không bị thiếu trong quá trình thi công. Sau đó kiểm tra bản vẽ, xác minh các vị trí tim cọc để cần ép cọc bê tông.
- Bước 3: Chỉnh cọc để đảm bảo cọc không bị lệch. Đưa cọc vào đúng vị trí cần ép sẽ giúp cọc không bị xiên. Điều đó dễ dẫn đến cọc ép không đủ lực và vỡ cọc.
- Bước 4: Khởi động máy éo robot và tiến hành thi công ép cọc thử nghiệm đầu tiên. Sau khi thành công, ép hết cọc mũi rồi cho cọc thân vào. Điều chỉnh để cọc vuông góc và thẳng đứng để không bị lệch tim
- Bước 5: Nghiệm thu cọc và bàn giao công trình.
Trên đây là những thông tin về 3 cách ép cọc bê tông Tùy vào từng công trình mà bạn có thể sử dụng cách nào cho hợp lý nhất.
Khi sử dụng và tìm hiểu 3 cách ép cọc bê tông bạn phải hiểu cách tính lực ép đầu cọc trước khi ép cọc bê tông, cách tình toán như thế để chính xác và giảm thiểu nhất trong quá trình ép cọc bê tông.