Dịch vụ ép cọc bê tôngÉp Cọc Bê Tông Huyện Bình Chánh

Ép Cọc Bê Tông Huyện Bình Chánh Bình Chánh là một huyện ngoại thành bao lấy phía Tây và phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn Phía Đông giáp các quận Bình Tân, quận 8, quận 7 và huyện Nhà Bè Phía Nam giáp Bến Lức và Cần Giuộc của tỉnh Long An Phía Tây giáp Đức Hòa thuộc tỉnh Long An Huyện Bình Chánh có nhiều
  • Ép Cọc Bê Tông Huyện Bình Chánh

    Bình Chánh là một huyện ngoại thành bao lấy phía Tây và phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh.

    • Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn
    • Phía Đông giáp các quận Bình Tân, quận 8, quận 7 và huyện Nhà Bè
    • Phía Nam giáp Bến Lức và Cần Giuộc của tỉnh Long An
    • Phía Tây giáp Đức Hòa thuộc tỉnh Long An

    Huyện Bình Chánh có nhiều kênh rạch, nhất là ở nhánh phía Nam, Tây Nam, tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy quan trọng kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với khu vực Tây Nam Bộ.

    Huyện Bình Chánh có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Túc (huyện lỵ) và 15 xã: An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Lợi, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Phong Phú, Quy Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.

    Ép cọc bê tông huyện Bình Chánh và các dịch vụ:

    – Ép cọc bê tông nhà ở theo yêu cầu

    – Ép cọc bê tông nhà dân

    – Ép cọc bê tông giá rẻ tại TP.HCM

    – Ép cọc bê tông Bình Dương

    – Ép cọc bê tông nhà phố, biệt thự

    – Ép cọc bê tông các công trình công nghiệp

    – Ép cọc bê tông chống lún, nứt công trình

    – Ép cọc hàng rào số lượng lớn

    – Ép Tải

    – Ép Neo

    – Sản xuất cọc bê tông.

    Chúng tôi là đơn vị uy tín trong thị trường xây dựng luôn là địa chỉ tin cậy của các doanh nghiệp, cá thể trong việc thi công các công trình về ép cọc bê tông và sản xuất cọc bê tông.

    Nhà Thầu Ép Cọc Cung Cấp Những Loại Cọc Để Ép Cọc Bê Tông Huyện Bình Chánh

    1. Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực
    Là loại cọc được sản xuất trên dây chuyền, bảo dưỡng trên dây chuyền và thực hiện hoàn toàn trong nhà máy. Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực có hai loại hình dạng: cọc tròn và cọc vuông, mác bê tông ly tâm từ 500 trở lên. Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực được sản xuất bằng phương pháp quay ly tâm có cấp độ bền chịu nén của bê tông từ B40 đến B60. Chiều dài và bề dày thành cọc tùy thuộc vào đường kính ngoài của cọc.

    Cọc được sử dụng trong trường hợp nền địa chất không có chướng ngại vật như đất ruộng hoặc đất mới san lấp. Việc thi công cọc có thể dùng nhiều phương pháp như cọc hạ bằng búa, máy ép, phương pháp xoắn hoặc phương pháp xói nước.

    Cọc ly tâm dự ứng lực có thể cắm sâu hơn rất nhiều so với cọc bên tông cốt thép thường nên tận dụng được khả năng chịu tải của đất nền do đó số lượng cọc trong một đài ít, việc bố trí và thi công cũng dễ dàng, tiết kiệm chi phí xây dựng đài móng, Nhà Thầu Ép Cọc sử dụng để ép cọc bê tông Bình Chánh.

    Do sử dụng bê tông và thép cường độ cao nên giảm tiết diện cốt thép dẫn đến giảm trọng lượng thuận tiện cho việc vận chuyển, thi công è kinh tế hơn.

    Một ưu điểm khác của cọc bê tông ly tâm dự ứng lực là sức chịu tải ngang lớn do bê tông trong cọc được ứng lực trước nên tăng khả năng chịu kéo của bê tông vì thế tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn.
    2. Cọc khoan nhồi
    Là loại cọc bê tông được đổ tại chỗ trong các lỗ tạo bằng phương pháp khoan hoặc ống thiết bị. Đường kính cọc thường là 0,6m, 0,8m, 1,0m, 1,2m, 1,4m. Chiều dài cọc không hạn chế tùy theo điều kiện địa chất công trình.

    Cọc nhồi có tiết diện và độ sâu mũi cọc lớn hơn nhiều so với cọc đúc sẵn, nên mặc dù sức kháng đơn vị nhỏ đi, nhưng sức chịu tải vẫn lớn hơn, do đó số lượng cọc trong một đài cọc ít, việc bố trí đài cọc trong các công trình ngầm cũng dễ dàng hơn vì vậy khi tải trọng công trình rất lớn thì ta nên sử dụng cọc khoan nhồi
    3. Cọc bê tông ly tâm cốt thép thường
    Là loại cọc được sản xuất tại xưởng hoặc công trường bằng bê tông cốt thép đúc sẵn và dùng thiết bị đóng, hoặc ép xuống đất được Nhà Thầu Ép Cọc sử dụng để ép cọc bê tông Tân Bình.

    Cạnh cọc thường gặp ở Việt Nam hiện nay là 0,2 – 0,4m, chiều dài cọc thường nhỏ hơn 12m vì chiều dài tối đa của một cây thép là 11,7m. Bê tông dùng cho cọc mác từ 250 – 350 (tương đương cấp độ bền (B20 – B25).

    Cọc bê tông cốt thép thường sử dụng thích hợp và tốt trong môi trường khu dân cư mới, tại những nền địa chất mới san lấp, đất nền có chướng ngại vật. Trong trường hợp này, cọc bê tông cốt thép thường có khả năng xuyên qua các lớp địa chất phức tạp và chướng ngại vật mà vẫn đảm bảo cọc không bị nứt gãy, kỹ thuật viên hoàn toàn có thể kiểm soát được chất lượng cọc đã ép.

     

    Loading...

    Bài viết liên quan